Tiểu sử Lý Gia Thành

Tổ tiên

Cụ tổ bên nội là Lý Bằng Vạn (李鹏万) là một trong số các quan văn Bát Cống thời nhà Thanh, trước cửa nhà họ Lý có dựng một ngôi bia cao 3 mét.[12]:1 Ông nội là Lý Hiểu Phàm (李晓帆) là tú tài thời Thanh mạt, gửi cả hai con trai là Lý Vân Chương (李云章) và Lý Vân Thê (李云梯) sang Nhật Bản du học.[12]:1 Lý Vân Chương học khoa thương mại ở Đại học Waseda còn Lý Vân Thê học ngành sư phạm.

Cha của Lý Gia Thành là Lý Vân Kinh (李雲經) sinh năm 1898. Năm 1913, khi 15 tuổi, ông thi đỗ vào trường trung học Kim Sơn (金山中学). Năm 1917, tốt nghiệp với thành tích đứng đầu toàn trường, nhưng tại thời điểm ấy gia cảnh sa sút, không có tiền để học đại học, đành đến trường Liên Dương Mậu Đức làm giáo viên. Năm 1935, được thuê làm chức hiệu trưởng của trường tiểu học Hoành An Sùng Thánh. Người chú Lý Vân Song sau khi tốt nghiệp trung học với điểm số cao cũng được nhận làm hiệu trưởng trường tiểu học Long Đô Hậu Câu.

Thời thơ ấu

Lý Gia Thành sinh ra tại ngõ Miến Tuyến (面線巷), đường Bắc Môn (北門街), huyện Triều An, Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.[13] Cha là Lý Vân Kinh và mẹ là Trang Bích Cầm, có ba con trai và một con gái. Lý Gia Thành là con trai cả. Khi còn là một đứa bé, ông có trán rất cao và đôi mắt sáng ngời. Lý Gia Thành được gia đình và hàng xóm gọi là "Thành Đại Đầu" (Thành đầu to).[12]:2

Vào tháng 6 năm 1939, máy bay Nhật Bản ném bom vùng Triều Sơn và trường học bắt đầu đóng cửa các lớp học, chẳng mấy chốc, Triều Sơn thất thủ[12]:3. Họ trốn đến làng Tùng Khanh trước, sau đó đến Hậu Câu, người cha đã bàn với vợ để đến nhà em vợ Trang Tĩnh Am ở Hồng Kông. Vào mùa đông năm 1940, gia đình Lý Gia Thành lên đường. May mắn thay, họ đã không gặp quân đội Nhật Bản. Sau khi đi bộ hơn mười ngày, cuối cùng họ đã đến Hồng Kông.[12]:3. Người chú của Lý Gia Thành là Trang Tĩnh Am là một chuyên gia lâu đời trong ngành đồng hồ Hồng Kông. Ngày nay về ngành công nghiệp đồng hồ Hồng Kông, không đề cập đến Công ty Đồng hồ Trung Nam của nhà họ Trang.

Cha của Lý Gia Thành nhận thấy rằng thương nghiệp buôn bán tại Hương Cảng rất phát triển vì vậy đã nhắc nhở anh em Lý Gia Thành muốn tồn tại ở đây phải học làm người Hương Cảng.

Trang Nguyệt Minh (莊月明) là con gái lớn của ông Trang Tĩnh Am (莊静庵) và bà Khâu Bích Vân (邱碧雲), nhỏ hơn Lý Gia Thành 4 tuổi, thông minh lanh lợi, được coi là viên ngọc minh châu của cha mẹ. Nguyệt Minh học tại Thư viện Anh Văn (nay là Ying Wa Girls' School) do Giáo hội điều hành. Cô không hề khinh thường người anh họ nghèo Lý Gia Thành, ngược lại còn rất thông cảm. Để gia nhập xã hội Hương Cảng, bước đầu tiên phải vượt qua rào cản ngôn ngữ, từ đó thay đổi tiếng Triều Châu, khẩu âm vùng Triều Sơn, học tiếng Quảng Đông. Kể từ đó, cô em họ Nguyệt Minh trở thành cô giáo dạy tiếng Quảng Đông của Lý Gia Thành. Em họ hết lòng dạy, anh họ thực chú tâm học, chẳng mấy chốc đã có thể nói tiếng Quảng Đông với người bản địa, Nguyệt Minh rất vui mừng. Lý Gia Thành cũng phát huy điểm mạnh, dạy em học thi từ cổ điển Trung Quốc. Cặp đôi trẻ vô tư thân thiết (lưỡng tiểu vô sai), cảnh tượng hỗ trợ nhau học tập lúc này làm lay động người nhà họ Trang. Đây là ký ức đáng nhớ nhất trong quãng thời thơ ấu đầy biến động của Lý Gia Thành.[14]

Vào đêm trước Giáng sinh năm 1941, Nhật Bản chiếm Hồng Kông và lực lượng của Anh tại đây đã đầu hàng quân Nhật. Đồng đô la Hồng Kông tiếp tục mất giá và giá cả tăng vọt. Cuộc sống của gia đình họ Lý trở nên khó khăn hơn. Mẹ của Lý Gia Thành và các em quay về Triều An, còn cha thì qua đời trong mùa thu năm đó.

Thời niên thiếu

Mùa đông năm 1943, người cha Lý Vân Kinh đã qua đời, để lại những lời cuối cùng cho con trai: "Cầu người không bằng cầu mình. Hãy là một người can đảm, đừng nản lòng khi thất vọng."[12]:6 Người cậu Trương Tĩnh Am nói rằng ông sẽ trợ cấp cho cháu để hoàn thành bậc trung học, Lý Gia Thành nói với người cậu dự định sẽ chấm dứt việc học, để vào làm tại công ty đồng hồ, bắt đầu từ tiểu học, học cách sửa chữa và bảo dưỡng đồng hồ khác nhau trong nửa năm.[12]:8-9 Khi học nghề xong, ông chuyển đến cửa hàng đồng hồ đường Cao Thăng làm nhân viên.[12]:9 Sau đó, ông trở thành nhân viên bán dây đeo đồng hồ khi chỉ mới 12 tuổi. Ông rời công ty của cậu và đến nhà máy vật liệu ngũ kim với tư cách là nhân viên bán hàng.[12]:10 Tình hình kho vật liệu ngũ kim vừa mới khai phá, ông đến một công ty dây đai nhựa làm nhân viên bán hàng.[12]:11 Năm 17 tuổi, ông chuyển sang làm nhân viên bán đồ chơi. Năm 18 tuổi, ông được thăng chức giám đốc kinh doanh, giám sát bán hàng sản phẩm và được thăng chức tổng giám đốc hai năm sau đó, chịu trách nhiệm về việc kinh doanh chung của công ty.[12]:14 Tài năng kinh doanh của ông đã xuất hiện vào thời điểm này, đặt ra lý tưởng của mình và phải trở thành một doanh nhân giàu có.

Lúc này cô em họ Trang Nguyệt Minh đang đi một con đường hoàn toàn khác. Sau khi tốt nghiệp trường nữ sinh Anh Hoa hạng danh dự, cô vào Đại học Hồng Kông và sau đó học tại Đại học Meiji ở Nhật Bản. Tuy nhiên, cô luôn lo lắng về người anh họ đang lăn lộn ở Hồng Kông, tình cảm hồn nhiên giữa hai người cũng tăng theo tuổi tác.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lý Gia Thành http://orientaldaily.on.cc/cnt/news/20180317/00174... http://www.apdnews.com/news/23574.html http://www.britannica.com/EBchecked/topic/711320/L... http://www.epochtimes.com/b5/14/3/1/n4095080.htm http://www.forbes.com/billionaires/ http://www.forbes.com/profile/li-ka-shing/?list=bi... http://www.forbeschina.com/review/list/002244.shtm... http://www.forbeschina.com/review/list/002253.shtm... http://www.forbeschina.com/review/list/002436.shtm... http://ceo.icxo.com/htmlnews/2008/10/14/1321240_0....